Thứ Hai, 15 tháng 4, 2013

Gia Phả Họ Huỳnh





Gia Phả
HỌ HUỲNH


Mùa xuân, tháng 12 năm 2012
Lời tựa
Cây phải có gốc, nước phải có nguồn, có tổ tiên mới có con cháu chúng ta ngày hôm nay.
Người xưa đã dạy:
“ Phàm trăm họ thì phải có phổ để dựa vào việc đã qua mà làm rạng rỡ cho tương lai và để cho con cháu đời sau kê cứu chiêm ngưỡng đời trước mở mang ánh sáng cho kẻ đi sau”
Lời dạy đó chính là đạo lý mà truyền thống Huỳnh Tộc của chúng ta phải giữ trọn.
Trải qua gần ba trăm năm trước tức là vào khoảng năm vua Lê Dụ Tông niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ mười hai năm Bính Thân (1716) Ngài thủy tổ Huỳnh Hữu Tộc ra đời và đã lập nên dòng họ Huỳnh ở làng Nguyệt Biều.
Những nghiên cứu tiền thế thì không còn dấu ấn đó là một bức xúc lớn lao.
Bởi lẽ qua các triều đại phong kiến thịnh suy, chịu biết bao cuộc chiến tranh lịch sử đất nước đầy biến động trải dài ba thế kỷ, nên việc ghi chép bao đời bị thất thoát chỉ còn lại bút tích “hiếu hội tôn” ngài Huỳnh Vượng Quỳnh phục tự 91.
Ngày 17 tháng 10 năm Kỷ Hợi (1959) tộc trưởng Huỳnh Văn Ứng đã công phục biên tộc phổ.
Huyết thống là trường tồn
Đạo lý là vĩnh cửu là bất biến
Kính lạy tiên tổ
Chúng con là con cháu dòng họ Huỳnh, đêm ngày thao thức suy nghĩ và ước vọng viết cuốn gia phải này nhằm :
- Việc thứ nhất nhớ ơn ngài tiền tổ đã có công lao gây dựng mới có tộc họ ngày hôm nay sinh sôi nảy nở.
- Việc thứ hai là ghi lại làm gốc để con cháu mai sau kê cứu chiêm ngưỡng dòng họ huyết thng, đồng thời tránh điều ngộ nhận vi phạm luân thường là không nên.
Chúng con là hậu thế đem hết tâm trí để nghiên cứu tìm tòi chắc không tránh khỏi khiếm khuyết.
Kính lạy tiên tổ vạn vạn xá
Đồng tộc kính niệm
Sưu tra nghiên cứu tổng hợp vào tháng 4/1995: Huỳnh Văn Bửu
Sưu tra nghiên cứu tổng hợp vào tháng 4/1995: Huỳnh Văn Bồng
Chế bản vi tính 4 tập vào tháng 9/1999: Huỳnh Thị Thanh Tuyền
Bổ sung, chỉnh lý ngày chạp năm 2012: Huỳnh Văn Đáo, Huỳnh Văn Tuệ, Huỳnh Văn Khâm, Huỳnh Văn Cường, có tham gia biên tập, chế bản, in thành tập của chắc ngoại Hoàng Trọng Phiến.
Cùng con cháu dòng họ nội ngoại phụng lập./.
                                         Ngày 12 tháng 12 năm 2012
                                                                             Mùa Đông, năm Nhâm Thìn
                                                                Tộc trưởng: Huỳnh Văn Đống





Phả
HỌ HUỲNH



Đời thứ nhất

Ngài thủy tổ
Huỳnh Hữu Nghị
          Ngài thủy tổ Họ Huỳnh sinh năm Bính Thân (1716), vào thời vua Lê Dụ Tông, niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 12.
Ngài mất ngày 17 tháng 10 năm Giáp Dần (1794).
Hưởng thọ 79 tuổi.
Cuộc đời của Ngài trải dài trong cuộc chiến tranh Trịnh-Nguyễn là thời kỳ phân chia giữa chế độ "vua Lê chúa Trịnh" ở phía Bắc sông Gianh  chúa Nguyễn cai trị ở miền Nam, mở đầu khi Trịnh Tráng đem quân đánhNguyễn Phúc Nguyên năm 1627 và kết thúc vào cuối thế kỷ 18 khi nhà Tây Sơn dẹp cả chúa Nguyễn lẫn chúa Trịnh. Ngài mất sau Vua Quang Trung mất 2 năm.
Được phong tặng: “Việc cố y phu lão diên quan”
Bà thủy tổ lấy theo họ chồng Huỳnh Thị..., Húy Lam.
Nhà thờ tại  Phường Thủy Biều, Thành Phố Huế.
Mộ ngài táng tại độn Bầu Hồ, làng Nguyệt Biều.
Hằng năm con cháu họ Huỳnh chọn ngày mất của ngài để làm: L chạp mã & Hiệp kỵ
Ngày 17 tháng 10 năm âm lịch
03 người con trai:
1.     Huỳnh Công
2.     Huỳnh Trọng Ngại
3.     Huỳnh Trọng Ngại
Đời thứ hai


1 – Huỳnh Công, Đệ nhất lang
Húy Trực
Tên chữ  Huỳnh Công
Kinh chủ quân
Hiệp k
Được vua Lê Hiển Tông niên hiệu Cảnh Hương đã phong tặng: Hiển tổ tiền triều quan viên
Triều chúa Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát phong tặng:
Việt tổ tiền triều quan viên
2 – Huỳnh Trọng Ngại, Đệ nhị lang
Sanh năm Giáp Tý (1744)
Kỵ ngày 12 tháng 8 năm Ất Tỵ (1785)
Hưởng thọ 42 tuổi
Triều chúa  Nguyễn Phúc Thuần phong tặng: Việt cố tiền quan viên, Việt cố cẩn sự tá lang tá lệnh.
Sử tư thủ hiệp châu minh tử
Phủ quân thần chủ

Sinh hạ:
Huỳnh Châu

3 – Huỳnh Trọng Ngại, Đệ tam lang
Sanh ngày 28 tháng 4 năm Bính Dần (1746)
Kỵ ngày 02 tháng 02 năm Ất Hợi (1815)
Hưởng thọ 70 tuổi
Vợ bà Võ Thị Trề, đệ nhất nương, kỵ theo ông
Đời thứ ba

Húy Phán, tên Huỳnh Châu
Tự thế trân đệ nhất thần chủ
Sanh ngày 10 tháng 9 năm Đinh Hợi (1767)
Mất ngày 07 tháng 4 năm Nhâm Ngọ (1822)
Hưởng thọ 56 tuổi
Vợ bà lấy theo tên chồng Húy Châu
Hậu húy Chúc đệ tam thần chủ
Bà sanh tháng 5 năm Nhâm Ngọ (1762)
Mất ngày 17 tháng 8 năm Canh Thìn (1820)
Hưởng thọ 59 tuổi

Sinh hạ:
Huỳnh Hữu Vượng Quỳnh


Đời thứ tư


Huỳnh Hữu Vượng Quỳnh

Theo gia phả có ghi:
“ Ngày 16 tháng 6 năm Nhâm Ngọ (1822), niên hiệu Minh Mạng thứ ba, lập bảng cô tử để phụng thờ ngài.
Ngài mồ côi từ nhỏ năm sinh, năm mất không.
Bà theo tộc chồng
Hiệp Kỵ

Sinh hạ:

1 – Huỳnh Hữu Uông, Nhất lang
Tiên tổ nhánh I
Năm sinh và năm mất không rõ
Hưởng thọ 40 tuổi
Chánh kỵ ngày 19 tháng 4 âm lịch

Ngài có 2 bà vợ:
Vợ chính bà húy Choi
Kỵ ngày 1 tháng 12 âm lịch
Vợ thứ bà húy Quán

2 – Huỳnh Thị Thiêm
Nhất nương (hồi tôn)
Kỵ ngày 23 tháng 3 âm lịch

3 – Huỳnh Thị Vô Danh, Nhị nương
Hiệp Kỵ

4 – Huỳnh Văn Thường, Nhị lang
Tiên tổ nhánh II
Kỵ ngày 02 tháng 02





Dĩ hạ
(có ba Ngài gồm 2 nam va 1 nữ)
Chánh quản

5- Huỳnh Hữu Diệm
Nguyên phối Bà...
Kỵ ngày 20 tháng 9 âm lịch

6– Huỳnh Hữu Sưa
Nguyên phối bà...
Sanh hạ
Đời thứ sáu
Huỳnh Văn Phu (nhất lang)
Hiệp Kỵ
Nguyên phối bà...

Dĩ HẠ
Huỳnh Văn Ky
Thất lạc


7-Huỳnh Thị Phượng
                     Hiệp Kỵ




Phả
Nhánh I
HỌ HUỲNH



Đời thứ năm
Tiên tổ nhánh I


Huỳnh  Hữu Uông
Năm sinh và năm mất không rõ
Chánh kỵ ngày 19 tháng 4 âm lịch
Hưởng thọ 40 tuổi







Nguyên phối  bà húy Choi
Kỵ ngày 01 tháng 12 âm lịch

Sinh hạ: 01 con trai
1 – Huỳnh Văn Cầu
Sanh năm Giáp Tý (1864)
Kỵ ngày 4 tháng 9 năm Đinh Hợi (1947)
Ông hưởng thọ 84 tuổi
Vợ bà Hoàng Thị Ẩn
Kỵ bà ngày 19 tháng 10 âm lịch


Thứ phối bà húy Quán
Sinh hạ: 01 trai, 01 gái

2 – Huỳnh Hữu Hàm
Sanh năm...
Kỵ ngày 28 tháng 8 âm lịch
Vợ bà Hoàng Thị Thúi
Kỵ bà ngày 21 tháng 02 âm lịch

3 – Huỳnh Thị Cà
Hiệp Kỵ
Đời thứ sáu

Huỳnh Văn Cầu
Sanh năm Giáp Tý (1864)
Kỵ ngày 4 tháng 9 năm Đinh Hợi (1947)
Ông hưởng thọ 84 tuổi
Vợ bà Hoàng Thị Ẩn
Kỵ bà ngày 19 tháng 10 âm lịch

Sanh hạ
1 – Huỳnh Thị Cống
Sanh năm Giáp Ngọ (1894)
Kỵ bà ngày 7 tháng giêng âm lch (Ất Mão 1975)
Hưởng thọ 81 tuổi
Chồng ông Hoàng Trọng Chánh
Có 04 người con
·                   Hoàng Trọng Viên,1919
·                   Hoàng Trọng Do, 1924
·                   Hoàng Thị Nghè, 1928
·                   Hoàng Thị Thông,1932
2 – Huỳnh Văn Ngật
Sanh năm Đinh Dậu (1897)
Kỵ ông ngày 16 tháng 5 âm lịch (Bính Tý 1936)
Hưởng thọ 40 tuổi
Vợ bà Lê Thị Em ở làng
Bà sanh năm Tân Sửu (1901)
Kỵ bà ngày 14 tháng 7 âm lịch ( Ất Mão 1975)
Bà hưởng thọ 75 tuổi
3 – Huỳnh Văn Ứng
Sanh năm Canh Tý (1900)
Kỵ ông ngày 4 Tháng 12 â. l.(Canh Thân 1980)
Hưởng thọ 81 tuổi
Vợ bà Hoàng Thị Liễn
Sanh ngày 23 tháng 7 năm Mậu Tuất (1898)
Kỵ bà ngày 9 tháng 10 âm lịch (Bính Thìn 1976)
Hưởng thọ 79 tuổi
4 -  Huỳnh Thị Sang
Sanh năm Giáp Thìn (1904)
Kỵ ngày 3 tháng 2 âm lịch (Bính Thìn 1976)
Hưởng thọ 73 tuổi
Chồng ông Hồ Hữu Hy
Có 04 người con
·                   Hồ Thị Sáo, 1926
·                   Hồ Thị Cưởng, 1933
·                   Hồ Thị Con, 1935
·                   Hồ Hữu Đoàn, 1940
Đời thứ sáu

Huỳnh Văn Hàm
Sanh năm Giáp Tý (1864)
Kỵ ngày 4 tháng 9 âm lịch (Đinh Hợi 1947)
Ông hưởng thọ 84 tuổi
Vợ bà Hoàng Thị Ẩn
Kỵ bà ngày 19 tháng 10 âm lịch

Sanh hạ
1 – Huỳnh Thị Vô Danh ( nhất nương)
2 – Huỳnh Thị Vô Danh (nhị nương)
3 – Huỳnh Thị Vô Danh (tam nương)
4 – Huỳnh Thị Vô Danh (tứ nương)
5 – Huỳnh Văn Móc (nhất lang)
6 – Huỳnh Thị Xó (ngũ nương)




Đời thứ sáu

Huỳnh Thị Cà




Phả
Phái 1
Nhánh I
HỌ HUỲNH



Đời thứ bảy
Tiên tổ Phái 1

Huỳnh Văn Ngật

Sanh năm Đinh Dậu (1897)
Kỵ ông ngày 16 tháng 5 âm lịch (Bính Tý 1936)
Hưởng thọ 40 tuổi
Vợ bà Lê Thị Em ở làng
Kỵ bà ngày 14 tháng 7 âm lịch ( Ất Mão 1975)
Bà sanh năm Tân Sửu (1901)
Bà hưởng thọ 75 tuổi
Sanh hạ
1 – Huỳnh Thị Chắc
Húy Mót (nhất nương)
Sanh năm Đinh Mão (1927)
Lấy chồng: ông Tâm ở làng (hồi tôn)

2 – Huỳnh Thị Chắc (nhị nương)
Sanh năm Tân Mùi (1931)
Kỵ ngày 26 tháng 9 âm lịch (Giáp Tuất 1934)

3 – Huỳnh Văn Đống
Sanh năm Giáp Tuất (1934)
Vợ bà Đặng Thị Đỉu con ông Đặng Văn Giỏ - làng Lương Quán
Bà sanh năm Ất Hợi (1935)

Đời thứ tám


Huỳnh Văn Đống
Sanh ngày
Vợ bà Đặng Thị Đỉu con ông Đặng Văn Giỏ - làng
Lương Quán
Bà sanh năm Ất Hợi (1935)


Sanh hạ

1 – Huỳnh Văn Đáo
Sanh Bính Thân (1956)
Vợ bà Nguyễn Thị Chơ
Bà sanh năm Mậu Tuất (1958)

2 – Huỳnh Văn Vinh
Sanh năm Canh Tý (1960)
Kỵ ngày 27 tháng giêng năm Đinh Mão (1987)
Thọ 28 tuổi
Vợ bà Phạm Thị Liên, con ông Phạm Văn Hần ở làng

3 – Huỳnh Văn Viếng
Sanh ngày năm Giáp Thìn (1964)
Vợ bà Nguyễn Thị Bê con ông Nguyễn Văn Phúng thôn Trung Thạnh, xã Phong Chương, huyện Phong Điền
Bà sanh năm Đinh Mùi (1967)

4 – Huỳnh Văn Minh
Sanh năm Đinh Mùi (1967)
Vợ bà Lê Thị Mai con ông Lê Văn Tiến
Bà sanh năm Kỷ Dậu (1969) ở làng Lịch Đợi

5 – Huỳnh Văn Tâm
Sanh năm Canh Tuất (1970)
Vợ bà Nguyễn Thị Hồng
Sinh năm Tân Hợi (1971)

6 – Huỳnh Văn Tánh
Sanh năm Quý Sửu (1973)


7 – Huỳnh Văn Đức
Sanh năm Bính Thìn (1976)
Vợ bà Đặng Thị Huyền (1985) ở Lương Quán

Đời thứ chín

Huỳnh Văn Đáo
Sanh năm Bính Thân (1956)
Vợ bà Nguyễn Thị Chơ
Bà sanh năm Mậu Tuất (1958)
Sanh hạ
1 – Huỳnh Thị Nhật Uyên
Sanh năm Giáp Tuất (1994)
2 – Huỳnh Thị Anh Thy
Sanh năm Bính Tý (1996)


Đời thứ chín

Huỳnh Văn Vinh
Sanh năm Canh Tý (1960)
Kỵ ngày 27 tháng giêng năm Đinh Mão (1987)
Thọ 28 tuổi
Vợ bà Phạm Thị Liên, con ông Phạm Văn Hần ở làng
Sanh hạ

1 – Huỳnh Thị Túy Loan
Sanh năm Quý Hợi (1983)
Chồng Ông Đỗ Hùng, quê Xuân Phú -Huế

2 – Huỳnh Vô Danh (nhất hồn)
Sanh tử ngày 6 tháng 11

3 – Huỳnh Thị Túy Linh
Sanh ngày 22 tháng  11 năm Đinh Mão (1987)
Chồng Ông Hoàng Anh Tuấn
Có 02 người con
·                   Hoàng Khôi Nguyên, 2010
·                   Hoàng Thị Anh Thư,  2013
Đời thứ chín

Huỳnh Văn Viếng
Sanh năm Giáp Thìn (1964)
Vợ bà Nguyễn Thị Bê con ông Nguyễn Văn Phúng thôn Trung Thạnh, xã  Phong Chương, Phong Điền
Bà sanh năm Đinh Mùi (1967)
Sanh hạ
1 – Huỳnh Vô Danh (nhất hồn)
2 – Huỳnh Thị Thu Hà
Sanh năm Quý Dậu (1993)
3 – Huỳnh Văn Tú
Sanh năm Đinh Sửu (1997)

Đời thứ chín

Huỳnh Văn Minh
Sanh năm Đinh Mùi (1967)
Vợ bà Lê Thị Mai con ông Lê Văn Tiến
Bà sanh năm Kỷ Dậu (1969) ở Lịch Đợi
Sanh hạ
1 – Huỳnh Văn Thành
Sanh ngày 17 tháng 8 năm Quý Dậu (1993)
2 – Huỳnh Thị Phương Thảo
Sanh năm Đinh Sửu (1997)
3 – Huỳnh Văn Bảo
Sanh năm Kỷ Mão (2009)



Đời thứ chín

Huỳnh Văn Tâm
Sanh ngày năm Canh Tuất (1970)
Vợ phối bà Nguyễn Thị Hồng
Sinh năm Tân Hợi (1971)
Sanh hạ
1 – Huỳnh Thị Anh Thư
Sanh năm Canh Thìn (2000)
2 – Huỳnh Thị Thảo Vy
Sanh năm Ất Dậu (2005)




Đời thứ chín

Huỳnh Văn Tánh
Sanh ngày  năm Quý Sửu (1973)










Đời thứ chín

Huỳnh Văn Đức
Sanh năm Bính Thìn (1976)
Nguyên phối bà Đặng Thị Huyền (1985) ở Lương Quán
Sanh hạ
1 – Huỳnh Văn Nhật Anh
Sanh năm Bính Tuất (2006)











Phả
Phái 2
Nhánh I
HỌ HUỲNH


Đời thứ bảy
Tiên tổ Phái 2

Huỳnh Văn Ứng

Sanh năm Canh Tý (1900)
Kỵ ông ngày 4 Tháng chạp năm Canh Tân (1980)
Hưởng thọ 81 tuổi
Vợ bà Hoàng Thị Liễn
Sanh ngày 23 tháng 7 năm Mậu Tuất (1898)
Kỵ bà ngày 9 tháng 10 năm Bính Thìn (1976)
Hưởng thọ 79 tuổi


Sanh hạ

1 – Huỳnh Thị Cháu
Sanh năm Canh Dậu (1921)
Chồng ông Phạm Văn Sáu
Có 03 người con
·                                        Phạm Văn Trai, 1941
·                                        Phạm Văn Tửu, 1944
·                                        Phạm Văn Quý, 1955
2 – Huỳnh Văn Miên
Sanh ngày 27 tháng 9 năm Bính Dần (1926)
Kỵ ngày 1 tháng 7 năm âm lịch Mậu Thìn, giờ Mùi (1928), thọ 3 tuổi


4 – Huỳnh Văn Bửu
Sanh ngày 6 tháng 5 năm Canh Ngọ, giờ Hợi (1930)
Nguyên phối bà Hoàng Thị Hường, con ông Hoàng Trọng Đệ nhánh 1 phòng 3 ở làng
Bà sanh năm Tân Mùi (1931)


5 – Huỳnh Văn Bồng
Snah ngày 12 tháng chạp năm Quý Dậu (1933) giờ Hợi
Nguyên phối bà Hồ Thị Chút con ông Hồ Hữu Bút nhánh 1 phòng 4 ở làng
Bà sanh năm Đinh Sửu (1937)


6 – Huỳnh Thị Thận
Sanh ngày 24 tháng 4 năm Kỷ Mão (1939)
Kỵ ngày 9 tháng 5 năm Tân Mão (1951)
Đời thứ tám


Huỳnh Văn Bửu
Sanh ngày 6 tháng 5 năm Canh Ngọ, giờ Hợi (1930)
Vợ bà Hoàng Thị Hường, con ông Hoàng Trọng Đệ nhánh 1 phòng 3 ở làng
Bà sanh năm Tân Mùi (1931)
Sanh hạ
1 – Huỳnh Thị Vẻ
Sanh ngày 12 tháng 5 năm Ất Mùi (1955) giờ Tý
Lấy chồng ông Phùng Văn Lẫm, ở tại Hải Hưng sau 1975 lập nghiệp tại Đồng Nai
Chết tháng 6 năm 2010 mộ tại nghĩa địa Bàu Me – thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai
Có 02 người con
·                   Phùng Huỳnh Diệu Linh, 1990
·                   Phùng Huỳnh Diệu Hiền, 1992
2 – Huỳnh Văn Tuệ
Sanh ngày7 tháng 2 năm Mậu Tuất, giờ Tuất (1958)
Vợ bà Nguyễn Thị Năm con ông Thanh và bà Đài ở Bình Định
Bà sanh năm Giáp Thìn (1964)
3 – Huỳnh Vô Danh (nhất hồn)
Sanh tử cùng ngày 19 tháng 11
4 – Huỳnh Văn Hùng
Sanh ngày 3 tháng 11 năm Tân Sửu (1961), giờ Dậu
Vợ bà Lê Thị Hồng ở Bể Dâu
Bà sanh năm Nhâm Dần (1962)
5 – Huỳnh Văn Dũng
Sanh ngày 1 tháng 4 năm Giáp Thìn (1963), giờ Thân
Mất ngày 4 tháng 6 năm 2004. Mộ ở Bàu Hồ
Vợ bà Trần Thị Thu Nguyệt con ông Trần Đình Trọng ở Hương Hồ
Bà sanh năm Nhâm Dần (1962)
6 – Huỳnh Vô Danh (nhị hồn)
Sanh tử cùng ngày 4 tháng 8
8 – Huỳnh Thị Nga
Sanh năm Tân Hợi (1971)
Lấy chồng ông Trần Thiện Sĩ ở Nha Trang sau 1975 lập nghiệp tại Đồng Nai
Có 04 người con
·                   Trần Thanh Thảo Như, 1993, Nữ
·                   Trần Thanh Thảo Nhi, 1996, Nữ
·                   Trần Thanh Thảo Trang,1999, Nữ
·                   Trần Ngọc Thảo Vy, 2008, Nữ
Đời thứ tám


Huỳnh Văn Bồng

Sanh ngày 12 tháng chạp năm Quý Dậu (1933) giờ Hợi
Nguyên phối bà Hồ Thị Chút con ông Hồ Hữu Bút nhánh 1 phòng 4 ở làng
Bà sanh năm Đinh Sửu (1937)
Sanh hạ

1 -  Huỳnh Thị Thúy
Sanh ngày 1 tháng 9 năm Đinh Dậu (1957), giờ Tuất
Chồng ông Nguyễn Văn Đông, con ông Nguyễn Kia ở Nha Trang
Có 02 người con
·                   Nguyễn Quang Minh, 1980
·                   Nguyễn Quang Hải, 1982

2 – Song sinh
Huỳnh Vô Danh (nhị hồn)
Sanh tử cùng ngày 22 tháng 8 năm Kỷ Hợi (1959)

3 – Huỳnh Văn Khâm
Sanh ngày 16 tháng 7 năm Canh Tý (1960), giờ Mùi
Vợ bà Đặng Thị Hoa con ông Đặng Văn Niệu ở Lương Quán
Sanh ngày 1 tháng 5 năm Kỷ Dậu (1969)


4 - Huỳnh Thị Hằng
Sanh ngày 16 tháng 4 năm Quý Mão (1963), giờ Hợi
Chồng ông Trần Đức Huế con ông Trần Đức Vĩnh ở Sịa
Sanh năm Quý Mão (1963)
Có 02 người con
·                   Trần Thị Thanh Nga, 1986, Nữ
·                   Trần Đức Thiện, 1992


5 – Huỳnh Thị Oanh
Sanh ngày 27 tháng 10 năm Ất Tỵ (1965), giờ Tuất
Chồng Phan Văn Tuấn ở Phường Đúc-Huế
Có 02 người con
·                   Trần Phan Nhật Thành, 1999
·                   Trần Phan Nhật Quang, 2002
6 – Huỳnh Thị Yến
Sanh ngày 5 tháng 2 năm Mậu Thân (1968), giờ Mão
Chồng ông Ngô Văn Anh con ông Ngô Văn Tự ở Vạn Vạn – An Cựu
Sanh năm Giáp Thìn (1964)
Có 03 người con
·                   Ngô Thị Nhật Phương, 1990
·                   Ngô Nhật Quang, 1991
·                   Ngô Thị Nhật Trinh, 1994
7 – Huỳnh Văn Duẫn
Sanh ngày 9 tháng 4 năm Canh Tuất (1970), giờ Mão
Vợ bà Dương Thị Phương, sinh năm Mậu Ngọ (1978)
Con ông Tuy ở phường Phú Hội – TP Huế

8 – Huỳnh Thị Túy Phượng
Sanh ngày 24 tháng 3 năm Nhâm Tý (1972), giờ Sửu
Chồng ông Đặng Mạnh Hòa con ông Đặng Công Biền làng Mỹ Hương – Bình Lục – Hà Nam Ninh
Sanh năm Nhâm Tý (1972)
Có 03 người con
·                   Đặng Mạnh Hoàng Dương, 1996
·                   Đặng Thị Như Quỳnh, 2004
·                   Đặng Thị Bảo Vy, 2008
9 – Huỳnh Thị Tuyết Nhung
Sanh ngày 19 tháng 6 năm Giáp Dần (1974), giờ Hợi
Chồng ông Nguyễn Anh Tuấn quê ở Linh Hưng – huyện Phú Lộc
Có 02 người con
·                   Nguyễn Đức Trọng, 2002
·                   Nguyễn Hoàng Thảo Vy, 2009, Nữ

10 – Huỳnh Thị Thanh Tuyền
Sanh ngày 27 tháng 10 năm Bính Thìn (1976), giờ Dậu
Chồng ông Nguyễn Quốc Tuấn quê ở Triệu Phong, Quảng Trị. Hin trú tại 45 đường Lê Quý Đôn – TP Huế
Có 02 người con
·                   Nguyễn Quốc Toản, 2004
·                   Nguyễn Huỳnh Thanh Thảo, Nữ, 2009
Đời thứ chín

Huỳnh Văn Tuệ
(con ông Bửu)
Sanh ngày 07 tháng  02 năm Mậu Tuất, giờ Tuất (1958)
Vợ bà Nguyễn Thị Năm con ông Thanh và bà Đài ở Bình Định
Bà sanh năm Giáp Thìn (1964)
Sanh hạ
1 – Huỳnh Thị Mỹ Phương (nhất nương)
Sanh ngày 23 tháng 3 năm Đinh Mão (1987)
Chồng Lê Văn Vũ (1984) con ông Lê Văn Nhị, quê ở Quảng Nam hiện trú tại Hòa Khánh – Ban Mê Thuột
Có một người con:
Lê Huỳnh Minh Tuấn
Sinh ngày 02/9/2011
2 – Huỳnh Duy Tân
Sanh ngày 4 tháng 12 năm Kỷ Tỵ (1989)
Đời thứ chín

Huỳnh Văn Hùng
(con ông Bửu)
Sanh ngày 3 tháng 11 năm Tân Sửu (1961), giờ Dậu
Vợ bà Lê Thị Hồng ở Bể Dâu
Bà sanh năm Nhâm Dần (1962)
Sanh hạ
1 – Huỳnh Văn Thành
Sanh ngày 13 tháng 4 năm Mậu Thìn (1988)
V Dương Thu Lai (1987) ở phường Phú Hậu, Huế
2 – Huỳnh Thị Mỹ Hương
Sanh ngày 16 tháng 11 năm Canh Ngọ (1990)
3 – Huỳnh Vô Danh ( nhất hồn)
Sanh tử cùng ngày 6 tháng 8 năm Nhâm Thân (1992)
4 – Huỳnh Thị Thùy Trang
Sanh ngày 26 tháng 7 năm 1997

Đời thứ chín

Huỳnh Văn Dũng
(con ông Bửu)
Sanh ngày 1 tháng 4 năm Giáp Thìn (1963), giờ Thân
Mất ngày 4 tháng 6 năm 2004. Mộ ở Bàu Hồ
Vợ bà Trần Thị Thu Nguyệt con ông Trần Đình Trọng ở Hương Hồ
Bà sanh năm Nhâm Dần (1962)
Sanh hạ
1 – Huỳnh Văn Lũy
Sanh ngày 18 tháng 10 năm Kỷ Tỵ (1989)
2 – Huỳnh Văn Phòng
Sanh ngày 9 tháng 4 năm Tân Mùi (1991)
3 – Huỳnh Thị Thanh Nhàn
Sanh ngày 3 tháng 8 năm Nhâm Thân (1992)
4 – Huỳnh Văn Phú
Sanh ngày 14 tháng 3 năm Ất Hợi (1995)

Đời thứ chín

Huỳnh Văn Khâm
(con ông Bồng)
Sanh ngày 16 tháng 7 năm Canh Tý (1960), giờ Mùi
Vợ bà Đặng Thị Hoa con ông Đặng Văn Niệu ở Lương Quán
Sanh ngày 1 tháng 5 năm Kỷ Dậu (1969)
Sanh hạ
1 – Huỳnh Văn Tấn Phát
Sanh ngày 27 tháng 5 năm Canh Ngọ (1990), giờ Mùi
2 – Huỳnh Thị Phương Nhi
Sanh ngày 30 tháng 2 năm Nhâm Thân (1992), giờ Mão
3 – Huỳnh Thị Phương Thảo
Sanh ngày 13 tháng 5 năm Đinh Sửu (1997)

Đời thứ chín

Huỳnh Văn Duẫn
(con ông bồng)
Sanh ngày 9 tháng 4 năm Canh Tuất (1970), giờ Mão
Vợ bà Dương Thị Phương, sinh năm Mậu Ngọ (1978)
Con ông Tuy ở phường Phú Hội – TP Huế
Sanh hạ
1 – Huỳnh Thị Bảo Ngọc
Sanh ngày 12 tháng 4 năm Mậu Dần (1998)
2 – Huỳnh Dương Minh Nhật
Sanh ngày 01 tháng 3 năm  Nhâm Ngọ (2002)





Gia Phả
Nhánh II
HỌ HUỲNH



Đời thứ năm
Tiên tổ nhánh II

Huỳnh Văn Thường, Nhị lang

Kỵ ngày 02 tháng 02 âm lịch
Sinh hạ:
1 – Huỳnh Thị Quyên lấy ông Lê Đình Miêu ở làng
2 – Huỳnh Văn Xán




Đời thứ sáu

Huỳnh Văn Xán
Sanh ngày...
Kỵ ông ngày 10 tháng 8 âm lịch
Vợ bà Nguyễn Thị Điểu
Kỵ bà ngày 5 tháng 10 năm Kỷ Tỵ (1929)
Sanh hạ
1 – Huỳnh Văn Huy
Sanh ngày...
Kỵ ông ngày 1 tháng 9 năm Mậu Thân (1968)
Vợ bà chánh Nguyễn Thị Đinh
Kỵ ngày 31 tháng chạp năm Canh Thân (1920)
Vợ bà thứ: Ngô Thị Tin
Kỵ bà ngày 15 tháng 6 năm Mậu Thân (1968)
2 – Huỳnh Thị Trâm
Kỵ ngày 06 tháng 11 năm Đính Mùi (1967)
3 – Huỳnh Thị Ba
Kỵ ngày
4 – Huỳnh Thị Em
Kỵ ngày 6 tháng 5 năm Đinh Hợi (1947)
5 – Huỳnh Văn Hoài
Kỵ ngày 6 tháng 10 năm Giáp Tuất (1934)
Đời thứ bảy

Huỳnh Văn Huy
Sanh ngày...
Kỵ ông ngày 1 tháng 9 năm Mậu Thân (1968)

Vợ chính bà chánh Nguyễn Thị Đinh
Kỵ ngày 31 tháng chạp năm Canh Thân (1920)
Sanh hạ
1 – Huỳnh Hữu Huyền, nữ
2 – Huỳnh Thị Tiếu, nữ
Kỵ ngày 6 tháng 6 năm Canh Ngọ (1930)
3 – Huỳnh Thị Sự Chị, nữ
Kỵ ngày 10 tháng chạp năm Canh Ngọ (1930)
4 – Huỳnh Văn Liệu
Sinh năm Kỷ Mùi (1919)

Vợ thứ Ngô Thị Tin
Kỵ bà ngày 15 tháng 6 năm Mậu Thân (1968)
Sanh hạ
5 – Huỳnh Văn Ưng
Sanh năm Tân Mùi (1931)
Vợ bà Đoàn Thị Hồng
Bà sinh năm Đinh Sửu (1937)
6 – Huỳnh Thị Sự, nữ
Sanh năm Giáp Tuất (1934)
Lấy chồng hin nay xuất ngoại tại Mỹ
7- Huỳnh Thị Ngộ, nữ
Sanh ngày năm Đinh Sửu (1937)
8 – Huỳnh Văn Gioan
Sanh ngày năm Canh Thìn (1940)
Đời thứ tám

Huỳnh Văn Ưng
Ông sanh nămTân Mùi (1931)
Vợ bà Đoàn Thị Hồng
Bà sinh năm Đinh Sửu (1937)

Sanh hạ

1 – Huỳnh Văn Cường
Sanh năm Quý Mão (1963)
Vợ bà Nguyễn Thị Trang cùng quê
Sanh năm Đinh Mùi (1967)

2 – Huỳnh Thị Thịnh
Sanh năm Bính Ngọ (1966)
Lấy chồng Nguyễn Văn Sáng ở cùng quê
Có 04 người con
·                   Nguyễn Thị Thảo Uyên, 1988
·                   Nguyễn Thị Chi, 1992
·                   Nguyễn Minh Nhật, 1994
·                   Nguyễn Thị Diệu Hiền, 2001

3 – Huỳnh Thị Anh
Sinh năm Kỷ Dậu (1969)
Lấy chồng tên Đức cùng quê
Có 03 con
·                   Trần Long Phương, 1993
·                   Trần Long Uyển Trân, 1999
·                   Trần Long Vũ, 2004

4 – Huỳnh Thị Vy
Sanh năm Nhâm Tý (1972)
Lấy chồng ông Nguyễn Văn Thắng
ở tại số 19 đường Hà Nội, Thành phố Huế
Có 03 con
·       Nguyễn Thị Bảo Tiên, 2000
·       Nguyễn Thị Thảo Uyên, 2002
·       Nguyễn Thị Khánh Quỳnh, 2006

5 – Huỳnh Văn Chiến
Sanh năm Giáp Dần (1974)
Vợ bà Trần Thị Bích Trâm
Sanh năm 1975 ở cùng quê

6 – Huỳnh Thị Hải
Sanh năm Mậu Ngọ (1978)
Lấy chồng ông Nguyễn Ngọc Lân cùng quê
Có 03 người con
·       Nguyễn Hoàng Anh Thư, 2001, nữ
·       Nguyễn Hoàng Thanh Thảo, 2004, nữ
·       Nguyễn Hoàng Phương Thanh, 2006




Đời thứ tám


Huỳnh Văn Gioan

Sanh hạ
1 – Huỳnh (Hữu) Văn (nhất lang)
Sanh ngày.....tháng.....năm
Đời thứ chín

Huỳnh Văn Cường

Sanh năm Quý Mão (1963)
Vợ bà Nguyễn Thị Trang cùng quê
Sanh năm Đinh Mùi (1967)
Có 04 người con
1.    Huỳnh Thị Mi, 1989
2.    Huỳnh Văn Lân
3.    Huỳnh Phi Long
4.    Huỳnh Kim Thoa

Đời thứ chín

Huỳnh Văn Chiến

Sanh năm Giáp Dần (1974)
Vợ bà Trần Thị Bích Trâm
Sanh năm 1975 ở cùng quê
Có 02 người con
1.    Huỳnh Văn Đạt, 2004
2.    Huỳnh Ý Nhi, 2007














+Nguồn gốc họ Huỳnh











1) Họ Hoàng Trung Quốc
Theo bộ Bách Tính Tầm Nguyên (Trung Quốc) dưới thời Phục Hy Thị, một nhà có 8 anh em chia nhau mỗi người đi một phương, lập thành 8 bộ lạc khác nhau, trong đó có bộ Lạc người Hiên Viên nổi tiếng vì biết phát cỏ làm ruộng, biết chế tạo và sử dụng vũ khí để đánh giặc. Đến thời Thần Nông Thị, bộ lạc người Hiên Viên đã phát triển thành bộ lạc hùng cường, rất có thế lực.
Để nhớ về nguồn cội, người Hiên Viên ghi lại bộ phát tích của tổ tiên mình theo điển tích: Một trong 8 anh em, họ dùng chữ Nhất là Một và chứ Bát là Tám; Phát cỏ làm ruộng, họ dùng chữ Thảo là Cỏ và chữ Điền là Ruộng.
Bốn chữ: Nhất, Bát, Thảo, Điền sắp xếp lại thành chữ HOÀNG để làm họ.
Hoàng hay Huỳnh:     
Sau này họ Hoàng xưng đế thay Thần Nông Thị gọi là Hoàng Đế Hiên Viên. Hoàng Đế là vua thứ ba trong Ngũ Đế:
Phục Hy, Thần Nông, Hoàng Đế, Nghiêu, Thuấn.
Theo gia phả họ Hoàng (Trung Quốc): Kể từ khi Huệ Liên, con trai của Lục Chung, hậu duệ của Hoàng Đế được vua Thuấn  ban cho đất Tham Hồ (nay là đất Sơn Dương, tỉnh Sơn Tây), đến năm 2200 trước công nguyên (TCN), thì đổi thành đất của nước Hoàng, và ban cho Huệ Liên thành họ Hoàng, tên Yun từ đấy con cháu họ Hoàng thay nhau cai trị đất này cho đến thời Xuân Thu (722- 482 TCN), thì bị nước Tấn chiếm mất. Như vậy, kể từ đời Hoàng Đế đến Huang Yun, tất cả 12 đời.
Vào năm 891 TCN, Chu Thảo Vương phong hầu cho Hoàng Hi, con trai của Hoàng Thạch, hậu duệ thứ 53 của Huệ Liên và phong cho đất ở vùng phía Đông sông Hán (nay thuộc đất Nghi Thành, Hồ Bắc, vốn là lãnh địa của 4 nước Giang, Hoàng, Đạo, Bá), gọi là nước Hoàng. Nước Hoàng ở Nghi Thành, Hồ Bắc được xem như nước Tây Hoàng trong lịch sử. Vào năm 845 TCN, Hoàng Mạnh, aka của Hoàng Chương dời đô nước Hoàng từ Nghi Thành về Hoàng Xuyên, tỉnh Hà Nam, lập lên nước Hoàng mới và thay nhau thống trị đến năm 648 TCN thì bị nước Sở chiếm. Hầu mục Hoàng Xí Sanh chạy thoát, lánh sang nước Tề (nay là tỉnh Sơn Đông). Thần dân nước Hoàng buộc phải di chuyển về đất nhà Chu (nay thuộc tỉnh Hồ Bắc), nơi được gọi là Giang Hạ quận thời nhà Hán (nay là Hán Vũ). Ngày nay nhiều nơi ở vùng này vẫn còn mang tên Hoàng, như Hoàng Mai, Hoàng Thạnh, Hoàng Cương, Hoàng Pha... Một phần lớn thần dân  nước Hoàng dời đến vùng phía Nam sông Trường Giang, Dương Tử, dần dần đồng hoá dân địa phương thành dân thiểu số, là họ Hoàng không thuần Hán đang sống ở vùng Nam Trung Quốc ngày nay. Từ Giang Hạ, họ Hoàng đi khắp Trung Hoa và thế giới. Từ đây Giang Hạ được xem như là cái nôi của họ Hoàng. Ngày nay họ Hoàng được gọi là Hoàng Giang Hạ, và tên gọi Giang Hạ tương đồng với họ Hoàng.
Sau ba thế kỷ suy tàn, họ Hoàng được phục hưng khi Hoàng Hiết, hậu duệ họ Hoàng được tiến cử làm Tể tướng nhà Chu, được phong là lãnh Chúa Xuân Thân (314 - 238 TCN). Đến thời nhà Hán, họ Hoàng bước vào thời kỳ cực thịnh khi Hoàng Bá (130 - 51 TCN) lại được phong làm Tể tướng .
Khi quân Nguyên Mông xâm lược Trung Hoa (1279), dựng lên triều Nguyên (Yuan 1279 - 1368), họ Hoàng từ thời kỳ huy hoàng cực thịnh bước vào thời kỳ suy tàn không thể khôi phục được.
Vào thời nhà Tấn (265 - 420), rợ Hồ xâm chiếm phía Bắc Trung Hoa, nhiều cư dân họ Hoàng theo vua Tấn di cư xuống phía Nam. Đây chính là thời gian họ Hoàng nhập cư vào Phúc Kiến. Đến đời nhà Đường (618 - 970 SCN) thì nhập cư vào Quảng Đông, rồi phát triển trở thành dòng họ lớn và đứng thứ 3 ở Nam Trung Hoa ngày nay.
Cuối nhà Minh (1368 - 1644), nhiều quan lại họ Hoàng theo Trịnh Thành Công phục Minh, chống Nhà Thanh (1644 - 1912) bị thất bại, đã vượt biển trốn sang Đài Loan và xuống vùng Đông Nam Á, trong đó có nước ta.
Như vậy, kể từ ông tổ (Huang Yun - 2253 TCN), tính đến nay đã là 4200 năm, trải qua trên 550 đời.
Theo từ điển Bách Khoa Toàn Thư, đến năm 2000 họ Hoàng có dân số trên toàn thế giới khoảng 37 triệu người. Họ Hoàng ở Trung Quốc và Đài Loan xếp thứ 8 trong các dòng họ với 29 triệu người và hơn 3 triệu Hoa kiều. Triều Tiên có 1 triệu người. Hàn Quốc có  644.294 người họ Hoàng, xếp thứ 17 trong các dòng họ.

2) Họ Hoàng - Huỳnh Việt Nam
Ở Việt Nam, đến nay có khoảng 4.3 triệu người mang họ Hoàng.
Ở Miền Nam Việt Nam, do huý kỵ chúa Nguyễn Hoàng nên họ Hoàng được đọc chệch thành Huỳnh từ hơn 300 năm nay.
Từ Đèo Ngang trở vào, từ năm 1558 Vùng đất này Vua Lê- Chúa Trịnh giao cho  Nguyễn Hoàng quản lí, qua nghiên cứu thực tế ta thấy rằng những người mang họ Hoàng vào trước thời điểm này thì vẫn giữ tên Họ Hoàng, những người mang họ Hoàng vào sau năm 1558 hầu hết đổi tên Họ Hoàng thành họ Huỳnh. Việc đổi tên họ Hoàng thành họ Huỳnh còn vì những lí do tế nhị khác.
Về nguồn gốc Thì Hoàng-Huỳnh, Vũ-Võ...là một họ.
Hiện nay Ban Liên Lạc họ HOÀNG - HUỲNH trong cả nước đã được thành lập tại:

3) Ý nghĩa của họ, chữ lót và tên.

Nước đã mất nhiều lần, vua thay thay từ đế chế này sang đế chế khác Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê…thể chế chính trị thay đổi theo hình thái ý thức xã hội…nhưng dù bất kì ở đâu, dù bất kì vào thời điểm nào tổ tiên ta, ta, con cháu ta mỗi người đều có và giữ cho mình một họ, <họ HUỲNH> còn tên đệm thì tùy thích, theo hay không theo nguyên tắc cũng được, luật không cấm.
Tên người Việt Nam được các nhà nghiên cứu cho rằng bắt đầu có từ thế kỷ 2 trước Công nguyên và càng ngày càng đa dạng hơn, trong khi đó có ý kiến khác cho rằng: "sớm nhất Việt Nam có tên họ vào khoảng đầu Công Nguyên". Không có một nguyên tắc chung nào trong việc đặt tên, nhưng đối với tâm lý của người Việt Nam, việc đặt tên rất quan trọng vì mỗi cái tên gắn chặt với mỗi con người suốt đời.
Có thể căn cứ vào đặc điểm, giới tính, hoàn cảnh gia đình, dòng họ, quê hương, xã hội và cả ước vọng của người đặt tên gửi gắm vào cái tên nào đó.
Tên người Việt Nam gồm có 3 phần chính: Họ + Tên Đệm + Tên Chính thường được chọn lựa khá kỹ về mặt ngữ âm và ngữ nghĩa, dùng để phân biệt người này với người khác. 
Ví dụ:         Huỳnh Văn Khâm
Họ:             Huỳnh
Tên đệm:   Văn
Tên chính: Khâm
Tên đệm (hay chữ lót) phổ biến nhất của người Việt là "Văn", "Trọng", Hữu… dùng cho nam giới và "Thị", “Diệu”… dùng cho nữ giới, nằm giữa họ và tên chính.
Tên đệm có thể có nhưng cũng có thể không có, nên chức năng của nó đôi khi cũng không rõ ràng.
Một số tên đệm có chức năng:
Phân biệt giới tính: Nữ giới thường có tên đệm là "Thị", “Diệu”…, nam giới là “Hữu”, "Văn", "Bá", "Mạnh","Trọng"...
Phân biệt nhánh, phái trong một dòng họ lớn: Ngô Thì..., Ngô Đình...; Nguyễn Đức..., Nguyễn Mậu..., Hồ hữu…,Hồ Xuân....,
Phân biệt thứ bậc trong gia đình: một số họ dùng tên đệm  để chỉ con cả nhánh họ trưởng, Mạnh để chỉ con cả nhánh họ thứ, Văn chỉ con trưởng, Trọng chỉ con thứ hai,...
Họ Huỳnh làng Nguyệt Biều đời thứ nhất có tên đệm Hữu, đời thứ hai có tên đệm Trọng, các đời sau có các tên đện Văn, Trọng, Xuân, Hà,...hiện nay tên đệm còn tùy hứng hơn nhiều, không theo nguyên tắc nào hết.

         Tên chính:  Khâm
Tên chính là tên gọi chính của từng cá nhân, để phân biệt với những cá nhân khác. Trong tên của người Việt, tên chính luôn ở vị trí cuối cùng. Điểm khác biệt cơ bản và độc đáo của tên người Việt Nam so với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản là luôn xưng hô bằng tên chính chứ không phải bằng họ.

Tên húy:  Tý
Tên húy là tên do cha mẹ đặt từ nhỏ, sau khi trưởng thành thường được gọi thay bằng tên khác và không nhắc đến.

         Tên tự (tên chữ)
Tên tự (hay tên chữ), vì người đặt thường lấy chữ của một câu trong sách cổ có ý nghĩa liên quan đến tên húy hay chứa đựng tên húy, nguyên chỉ dành cho con trai đến tuổi đội mũ (quan, hôn, tang, tế) và tên này chỉ những nhà có học sách Thánh Hiền hay nhà khá giả đặt.
Ví dụ: Nguyễn Sinh Cung có tên tự là Tất Thành, Nguyễn Bỉnh Khiêm có tên tự là Hanh Phủ do câu trong Kinh Dịch, quẻ Khiêm: Khiêm Hanh, quân tử hữu chung,...; Nguyễn Công Trứ tự Tồn Chất nghĩa là "giữ gìn (tồn) cái vốn có ở bên trong (chất) để mình luôn sáng tỏ (trứ)".

Tên hiệu: Huỳnh Văn Khâm, Nhất lang
Tên hiệu là tên vốn đặt ra để gọi nhà ở, chỗ ở, nơi đọc sách viết văn và đôi khi để thể hiện tâm chí cá nhân. Tên hiệu thường dùng một trong các từ "trai" (nhà sách); "hiên" (mái nhà); "am" (nhà nhỏ); "đường" (nhà lớn).
Người ta còn thêm các từ như "thị", "tử" và "lang" kèm theo tên hiệu như Thượng Tân Thị, Ưng Bình là Thúc Dạ Thị, Hoàng Đại Lang…
Vua Minh Mạng đã làm một bài thơ và quy định cho con cháu phải đặt tên đệm theo bài thơ đó:

Miên, Hồng, Ưng, Bửu, Vĩnh
Bảo, Quý, Định, Long, Trường
Hiền, Năng, Kham, Kế, Thuật
Thế, Thụy, Quốc, Gia, Xương.

Như vậy, chỉ cần biết tên đệm ta đã biết nhiều thông tin về giới tính, về thế thứ, về vị trí trong họ của người có họ nào đấy.












3 nhận xét:

  1. Cháu tên luân là con cháu họ Huỳnh tại Bình Định. Có lần nghe mọi người trong làng nói lại là nguồn gốc ngoài Quảng Nam và có lần tộc trưởng đã liên hệ hệ nên Cháu muốn biết rõ nguồn gốc của mình. Mong chủ nhân của Blogs này có thể cung cấp thêm thông tin. Thân ái

    Trả lờiXóa
  2. Cháu tên huỳnh ngọc ta tại đồng nai. Xin tìm nguồn gốc của mình. Ông cao tổ của cháu là ông Huỳnh Tin. Vợ là bà Đặng thị tròn. Ông nội của cha cháu là ông Huỳnh Ngọ. Vợ là bà Trần thị đỉnh . Ông nội là huỳnh hiếu. Vợ là lê thị ha. Cháu đã đi ra tới quảng nam nhiều lần nhưng kg tìm ra dc gia phả. Nhờ các bác giúp cháu

    Trả lờiXóa
  3. Họ và tên hiện nay của tôi là Nguyễn Gắng (Huỳnh Văn Gắng sinh năm nhâm dần, ba là Nguyễn Xích (Huỳnh Văn Xích), sinh năm 1927, hiện nay laf 93 tuổi
    ông nội là Huỳnh văn Dót. Cụ tổ là Huỳnh Văn Hương, Huỳnh Văn Sự mộ cất tại Trường An...Hiện nay ba tôi cũng không biết cụ tổ sinh và mất năm nào (không có bia), chỉ có ông nội chỉ mộ cho biết từ lúc ba tôi còn nhỏ.
    Nay 2 cụ tổ đã chuyển về Rú (Diên Đại) khoảng năm 1991. Khắc khoải tìm về cội nguồn, kính mong quý bác, quý chú, chủ nhân Blog giúp đỡ.
    Địa chỉ hiện tại: 47 La Sơn Phu Tử, phường Tây Lộc, tp Huế.
    Trân trọng cảm ơn!

    Trả lờiXóa